Hemoglobin là gì

Hemoglobin là thành phần quan trọng trong cơ thể có chức năng mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác. Vậy hemoglobin là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm hemoglobin? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa hemoglobin

1.1. Khái niệm cơ bản về hemoglobin

Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố (viết tắt Hb hoặc Hgb) là một protein có trong tế bào hồng cầu, có chức năng mang oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể và đưa CO2 từ các mô trở lại phổi.

Hemoglobin Là Gì?
Hemoglobin Là Gì?

1.2. Vai trò của hemoglobin trong cơ thể

Lượng hemoglobin trong máu được biểu thị bằng gam trên deciliter (g/dl). Lượng hemoglobin phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Nhìn chung, mức Hb ở người nằm trong khoảng từ 12 đến 20+ g/dl.

Độ tuổiMức độ Hb bình thường (g/dl)
Sơ sinh14 – 24
2 tuần tuổi13 – 20
3 tháng9.5 – 14.5
6 tháng đến 6 tuổi10.5 – 14
6 tuổi đến 12 tuổi11 – 16
Đàn ông trưởng thành14 – 18
Phụ nữ trưởng thành12 – 16

2. Cấu trúc của hemoglobin

Hemoglobin được tạo thành từ bốn phân tử protein (chuỗi globulin) được liên kết với nhau.

  • Ở người trưởng thành: Hemoglobin có chứa 2 chuỗi alpha-globulin và 2 chuỗi beta-globulin
  • Giai đoạn bào thai và trẻ sơ sinh: hemoglobin được tạo thành từ hai chuỗi alpha và hai chuỗi gamma.
  • Khi trẻ lớn lên, chuỗi gamma dần dần được thay thế bằng chuỗi beta, tạo thành cấu trúc hemoglobin giống người trưởng thành.

Mỗi chuỗi globulin chứa một hợp chất porphyrin chứa sắt quan trọng được gọi là heme. Trong hợp chất heme có một nguyên tử sắt, rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy và carbon dioxide trong máu. Sắt có trong hemoglobin cũng là nguyên nhân tạo ra màu đỏ của máu.

Ngoài ra, hemoglobin còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trình hình dạng của các tế bào hồng cầu. Trong hình dạng tự nhiên, các tế bào hồng cầu có hình tròn với tâm lõm xuống ở giữa. Khi cấu trúc hemoglobin bất thường có thể phá vỡ hình dạng của tế bào hồng cầu và cản trở chức năng cũng như dòng chảy của chúng trong các mạch máu.

Cấu Trúc Của Hemoglobin
Cấu Trúc Của Hemoglobin

3. Chức năng của hemoglobin

Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển khí oxy và carbon dioxide. Ngoài ra, hemoglobin còn duy trì độ pH của máu và chất đệm cho máu.

3.1. Vận chuyển oxy (O2)

Ion Fe+2 của nhóm heme có thể liên kết một phân tử O2. Do đó, tổng cộng 4 phân tử O2 có thể được vận chuyển bởi một Hemoglobin. Khi O2 liên kết với hemoglobin, nó được gọi là oxyhemoglobin và hemoglobin không liên kết với O2 được gọi là deoxyhemoglobin. Khoảng 98% oxy trong máu được vận chuyển bởi oxyhemoglobin.

3.2. Vận chuyển cacbon dioxit (CO2)

Ion Fe+2 của nhóm heme có thể liên kết một phân tử CO2. Do đó, tổng cộng 4 phân tử CO2 có thể được vận chuyển bởi một Hb. Khi CO2 liên kết với hemoglobin, nó được gọi là carbaminohemoglobin. Khoảng 20 đến 25% (trung bình 23%) CO2 trong máu được vận chuyển bởi carbaminohemoglobin.

3.3. Vận chuyển khí hoặc ion khác

Ngoài O2 và CO2, hemoglobin còn có thể liên kết với các phối tử khác như cacbon monoxit (CO), oxit nitric (NO), lưu huỳnh monoxit (SO), ion nitrit (NO-2), sunfua (S-2), v.v. Ái lực của hemoglobin với CO lớn hơn 200 lần ái lực của hemoglobin với O2. Khi CO liên kết với hemoglobin, nó được gọi là carboxyhemoglobin.

4. Các loại hemoglobin

Hemoglobin (Hb) chủ yếu có ba loại:

Hemoglobin A: Đây là loại hemoglobin chiếm khoảng 95 đến 98% tổng lượng Hb ở người trưởng thành, chứa hai tiểu đơn vị alpha và hai tiểu đơn vị beta.

Hemoglobin A2: Chiếm khoảng 2 đến 3% tổng số hemoglobin ở người trưởng thành, chứa hai tiểu đơn vị alpha và hai tiểu đơn vị gamma.

Hemoglobin F: Đây là hemoglobin của thai nhi và trẻ sơ sinh, hiện diện với số lượng rất ít, dưới 1% ở người lớn. Nó chứa hai tiểu đơn vị alpha và hai tiểu đơn vị delta.

Bên cạnh những loại hemoglobin chính này, còn có những dạng đột biến khác như Hemoglobin E, Hemoglobin S và Hemoglobin C.

5. Các bệnh liên quan đến hemoglobin

5.1. Bệnh hồng cầu hình liềm

Đây là tình trạng cơ thể sản sinh ra hemoglobin bất thường (Hb S) do đột biến gen HBB beta-globin.

Bệnh Hồng Cầu Hình Liềm
Bệnh Hồng Cầu Hình Liềm

5.2. Bệnh Thalassemia

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền.

5.4. Bệnh đa hồng cầu (Polycythemia)

Bệnh đặc trưng bởi sự gia tăng nồng độ hemoglobin trong máu.

5.5. Methemoglobin huyết (Methemoglobinemia)

Methemoglobin huyết là tình trạng rối loạn máu, trong đó oxi được chuyển đến các tế bào rất ít và lượng methemoglobin bất thường được sản xuất. Trong đó methemoglobin là một dạng hemoglobin đã bị oxy hoá, thay đổi cấu hình sắt heme từ trạng thái Fe2+ sang trạng thái Fe3+.

5.6. Huyết sắc tố niệu (Hemoglobinuria)

Biểu hiện bởi sự hiện diện của huyết sắc tố trong nước tiểu.

5.7. Di truyền của huyết sắc tố bào thai (Hereditary persistence of fetal hemoglobin -HPFH)

Đây là một tình trạng lành tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của huyết sắc tố bào thai (huyết sắc tố F) ở người lớn với số lượng dồi dào.

6. Xét nghiệm Hemoglobin

Xét Nghiệm Hemoglobin Là Gì?
Xét Nghiệm Hemoglobin Là Gì?

6.1. Xét nghiệm Hemoglobin là gì?

Xét nghiệm hemoglobin (huyết sắc tố) là xét nghiệm đo nồng độ huyết sắc tố trong máu ở người. Hemoglobin là một loại protein trong tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Nếu nồng độ hemoglobin bất thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn về máu.

6.2. Xét nghiệm hemoglobin thực hiện khi nào?

Xét nghiệm hemoglobin (huyết sắc tố) thường được sử dụng để kiểm tra bệnh thiếu máu, tình trạng cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn bình thường. Nếu bạn bị thiếu máu, các tế bào trong cơ thể sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Xét nghiệm hemoglobin được đo như một phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (công thức máu – CBC).

6.3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm hemoglobin?

Xét nghiệm hemoglobin được chỉ định khi có các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng thiếu máu như suy nhược, chóng mặt và tay chân lạnh.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc rối loạn máu di truyền khác.
  • Chế độ ăn ít chất sắt và các khoáng chất khác.
  • Nhiễm trùng kéo dài.
  • Mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc thủ thuật phẫu thuật.

6.4. Kết quả xét nghiệm hemoglobin có ý nghĩa gì?

Nồng độ hemoglobin bất thường là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau.

Nồng độ hemoglobin thấp có thể là dấu hiệu của:

  • Các loại thiếu máu khác nhau.
  • Bệnh thalassemia.
  • Thiếu sắt.
  • Bệnh gan.
  • Ung thư và các bệnh khác.

Nồng độ hemoglobin cao có thể là dấu hiệu của:

  • Bệnh phổi.
  • Bệnh tim.
  • Bệnh đa hồng cầu (một chứng rối loạn trong đó cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu).
  • Bệnh gây đau đầu, mệt mỏi và khó thở.

Tuy nhiên, nồng độ hemoglobin bất thường không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin như: chế độ ăn uống, mức độ hoạt động, thuốc đang dùng, chu kỳ kinh nguyệt và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả. Ngoài ra, nồng độ hemoglobin cao hơn bình thường nếu bạn sống ở khu vực có độ cao hơn bình thường.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin về hemoglobin và xét nghiệm hemoglobin. Mong rằng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để tìm hiểu các thông tin khác, mời bạn theo dõi website ADNVIETNAM.

NGUỒN THAM KHẢO

Ngày tham khảo: 20/06/2024

  1. Hemoglobin – Link: https://www.medicinenet.com/hemoglobin/article.htm
  2. Hemoglobin: Structure, Types, Functions, Diseases – Link: https://microbenotes.com/hemoglobin/
  3. Hemoglobin test – Link: https://medlineplus.gov/lab-tests/hemoglobin-test/
Đánh giá
Ngày cập nhật: 24/07/2024 bởi ADNVIETNAM